Các hư hỏng thường gặp với động cơ điện

Motor điện, Động cơ điện

Hiện nay, trong hầu hết các quy trình sản xuất của các nhà máy đều có sự hiện diện của các động cơ điện. Việc vận hành và bảo trì hiệu quả động cơ sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí bảo trì cho thiết bị.

Khi sử dụng, vận hành các động cơ điện các bạn phải cẩn thận và tuân thủ các quy tắc an toàn về điện. Đồng thời cũng phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị định kì để thiết bị sử dụng an toàn và hiệu quả hơn. Hôm nay, H&H xin phép được chia sẻ với các bạn các trường hợp hư hỏng thường gặp trong quá trình vận hành và sửa chữa động cơ mà chúng tôi đã từng gặp để các bạn có thể áp dụng vào thực tế sử dụng điện trong quá trình bảo trì, vận hành thiết bị.

1. Trường hợp hư hỏng về cơ khí của động cơ điện.

Theo thống kê của IEEE thì hơn 50% các sự cố của động cơ liên quan đến thành phần cơ khí.

– Bạc đạn: Các nguyên nhân làm cho bạc đạn hư hỏng, quá nóng trong quá trình hoạt động có thể là do nguyên nhân dầu bôi trơn bị khô, loại mỡ bôi trơn không đúng, bạc đạn bị gơ, bạc đạn bị lệch tâm, do dây curoa kéo căng quá, dòng điện dọc trục… sẽ làm tăng ma sát giữa bạc đạn và ỗ đỡ gây phát nóng và làm hư hỏng bạc đạn.

– Động cơ điện vận hành phát ra tiếng ồn lớn và bị rung mạnh bất thường là do bạc đạn bị mòn, mất cân bằng trục, mất cân bằng động, rotor chạm vào startor, có vật lạ trong khe hở giữa rotor và stator.

– Động cơ điện không khởi động được mặc dù có nguồn điện cấp cho động cơ điện: nguyên nhân là do trục động cơ lúc lắp ráp bị lệch trục gây ma sát quá lớn, có vật lạ làm kệt rotor hoặc động cơ chịu tải quá lớn khi khởi động…

2. Trường hợp động cơ điện xoay chiều không khởi động.

– Nếu mới lắp ráp, động cơ có thể đấu nhầm cực tính, đấu sai mạch khởi động từ điều khiển động cơ, nguồn điện cấp cho động cơ không ổn định, tính toán dây cấp nguồn nhỏ quá không chịu được dòng khởi động của động cơ, …

– Còn động cơ đang sử dụng có thể do bị chạm masse, ngắn mạch giữa các pha bên trong động cơ, hở mạch cuộn chính hoặc hở mạch cuộn đề (động cơ 1 pha), mất pha, mạch động lực cấp cho động cơ bị lỏng (các mỗi nối tại tủ nguồn hoặc tại cable box bị lỏng)

3. Trường hợp động cơ bị chạm masse:

– Khi động cơ đang vận hành làm chạm nổ cầu chì bảo vệ, nhảy CB, MCCB thì khả năng chạm masse là rất lớn. Khi đó cần kiểm tra cẩn thận lại mạch động lực bằng đồng hồ do cách điện trước khi khởi động lại động cơ:

+ Kiểm tra cáp động lực: Tháo dây động lực cấp cho động cơ tại hộp box. Đo kiểm tra cách điện từng pha dây động lực cấp cho motor (theo tiêu chuẩn IEEE-43 thì đối với điện áp hạ thế điện trở phải lớn hơn 5 Mohm, còn đối với hệ thống trung thế là 100 Mohm tuy nhiên càng lớn càng tốt nha các bạn). Nếu điện trở cách điện không đạt có thể do cáp động lực bị trầy xước ( trầy xước trong quá trình kéo cáp hoặc anh tý ngứa răng cắn bậy), nước vào cáp (cáp nằm trong nước hoặc do môi trường có độ ẩm cao nên cáp bị nhiễm nước.

+ Kiểm tra động cơ: Dùng đồng hồ kiểm tra từng pha của động cơ xem có pha nào bị chạm mass hay không. Các bạn cũng chú ý là nên kiểm tra cách điện cho động cơ mỗi năm ít nhấn 2 lần để theo dõi tình trạng cách điện của động sơ sau một thời gian hoạt động nha (Cách điện phải đạt theo tiêu chuẩn IEEE-43). Động cơ bị ẩm hoặc mụi than bám vào (động cơ rotor dây quấn hoặc động cơ DC) thì cách điện của động cơ sẽ giảm tuy nhiên động cơ chưa chạm mass mà ta chỉ cần vệ sinh hoặc xấy lại động cơ là được rồi.

4. Trường hợp động cơ hoạt động phát nhiệt nhanh.

– Có thể động cơ bị ngắn mạch giữa các vòng trên cuộn dây pha, tình trạng này động cơ phát nhiệt rất nhanh, có thể cháy bóc khói và nếu chạm vòng nhiều làm tốc độ động cơ đang hoạt động bị suy giảm nhanh, có tiếng ù khác bình thường. Trong trường hợp này chúng ta nên do điện trở nội từng cuộn dây định kỳ để phát hiện sự cố của động cơ.

– Ngoài ra còn một nguyên nhân khác gây cho động cơ bị nống là do cách điện bên trong của động cơ đã bị lão hóa, trường hợp này chúng ta có thể đo chỉ số PI (chỉ số phân cực) để đánh giá. Trong trường hợp này chúng ta nên tiến hành tẩm sấy lại động cơ là ok

– Động cơ đang kéo tải tự động tốc độ suy giảm, phát nhiệt nhanh không kéo tải được do mất pha, làm tăng đột biến dòng điện trong trên các pha còn lại của động cơ.

– Một nguyên nhân khách là chất lượng điện năng của các biến tần cung cấp cho động cơ tồn tại nhiều thành phần sóng hài.

5. Trường hợp động cơ lúc chạy, lúc không.

– Kiểm tra chất lượng điện năng cung cấp cho động cơ có tốt không, tiếp theo kiểm tra thiết bị đóng ngắt, tiếp điểm và cuộn coil contactor, CB cấp điện cho động cơ có các mối nối óc vít lỏng lẻo, có bị oxi hóa…

–  Kiểm tra các đầu cót, các mối nối bên trong bộ dây quấn của động cơ nối dung không, hay mối hàn còn lỏng lẻo.

6. Trường hợp động cơ vận hành có sự phát nhiệt thái quá:

– Do động cơ kéo tải quá công suất, hoặc đang vận hành mất pha đột ngột.

– Do rotor bị chạm vào stator, trường hợp này dễ phát nhiệt cục bộ ở nơi bị masat.

– Do nguồn điện cung cấp bị giảm không đủ điện áp định mức.

– Do thông gió ở môi trường động cơ làm việc còn hạn chế.

– Có thể do sự lắp ráp bị trèo trục, chênh bạc đạn hoặc do lắp động cơ không chính xác gây sự chéo curoa, cong trục kéo…làm gia tang lực cản không cần thiết.

7. Động cơ vận hành có tiếng ù điện, tốc độ chưa đạt định mức:

– Có thể do nguồn điện cung cấp bị suy giảm, làm cho khởi động từ đóng điện không chắc chắn. Hiện tượng này làm cho nguồn điện vào động cơ bị ngắt quãng, đưa đến động cơ hoạt động không đạt được tốc độ định mức.

– Do sự chập vòng lúc động cơ đang vận hành, điều này làm cho tốc độ động cơ bị suy giảm hẳn và phát ra tiếng ù điện bất thường.

Sản phẩm hiện H&H đang kinh doanh và phân phối tại đây

Fanpage: https://www.facebook.com/diencohhdn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0905.255.786