Những lỗi thường gặp ở máy mài cầm tay và cách sửa chữa

cấu tao máy

Máy mài cầm tay là một thiết bị không thể thiếu trong các công việc gia công, chế tác bề mặt nhiều loại vật liệu như mài các chi tiết, làm nhẵn mối hàn,… Máy mài ngày càng được nhiều thợ chuyên nghiệp cũng như các chủ xưởng tin tưởng để lựa chọn thực hiện các công việc của mình.

Tuy nhiên dù là dòng máy mài nào nếu bạn không sử dụng đúng cách, không bảo dưỡng chúng thường xuyên thì cũng không tránh khỏi tình trạng hỏng hóc. Nếu chiếc máy mài của bạn đang gặp những vấn đề trục trặc, nhưng bạn chưa nắm rõ được nguyên nhân cũng như cách sửa chữa thì bạn không nên bỏ qua bài này!

Những lỗi thường gặp ở máy mài cầm tay

Trong quá trình sử dụng máy mài sẽ không thể tránh khỏi những lúc máy gặp vấn đề, có những lỗi trên máy mài mà bạn có thể trực tiếp sửa chữa tại nhà, nhưng cũng có những lỗi mà bạn cần phải mang ra trung tâm bảo hành để sửa chữa hoặc thay mới. Với máy mài cầm tay, những lỗi cơ bản thường thấy ở máy là:

 

  • Nóng máy: Do bạn đã hoạt động máy quá lâu khiến máy bị quá tải, khi này máy mài sẽ không thể hoạt động được nữa
  • Vỡ/mẻ đĩa mài: Nguyên nhân đầu tiên là do bạn đã sử dụng sai loại đĩa mài với vật liệu gia công, hoặc cũng có thể do bạn đã tác động 1 lực quá mạnh lên máy khi làm việc khiến chúng bị rạn, nứt, vỡ…
  • Dây điện: Bạn sẽ thường gặp những vấn đề về đường dây điện khi làm việc với máy, có khi là do dây dẫn không đủ tải để máy vận hành hoặc quá tải so với máy, có khi do dây dẫn bị hở mà bạn không phát hiện ra…
  • Máy quay chậm: Nếu bạn thấy máy mài của mình hoạt động chậm hơn bình thường, tốc độ giảm đáng kể thì chắc chắn động cơ bên trong của máy đã có vấn đề gì đó, bạn cần phải xem xét ngay.
  • Máy mài không vào điện: Trường hợp này có thể là do nguồn điện cung cấp cho máy mài có vấn đề hoặc cũng có thể là do máy mài đã bị hỏng 1 thiết bị trong máy.
  • Máy phát ra tiếng ồn lớn: Đơn vị đo độ ồn của các loại thiết bị điện cầm tay ký hiệu là dB, với mỗi dòng máy mài góc hay máy mài thẳng sẽ có những mức độ quy định riêng, nếu bạn thấy máy mài của mình phát ra tiếng ồn lớn hơn bình thường thì có thể do bạn đã sử dụng máy quá tải hoặc động cơ máy đã bị hỏng.
  • Các bộ phận trong máy: Trong quá trình hoạt động các bộ phận trong máy mài cũng rất hay bị hỏng hay gặp những vấn đề nhất định, bạn cần chú ý đến lỗi này.

Cách khắc phục lỗi thường gặp với máy mài

Thay công tắc điều khiển

 

Với máy mài nói chung, khi gặp trục trặc khiến máy không hoạt động được thì việc sửa chữa mà bạn có thể trực tiếp làm ở nhà có thể nói đến đầu tiên đó là thay công tắc điều khiển tốc độ cho máy. Bởi công tắc điều khiển cũng có khi bị lỗi và cần được thay thế. Bạn có thể thay thế chúng như sau:

  • Đầu tiên, bạn cần loại bỏ bao che chuyển đổi hoặc bảng truy cập có trên máy mài.
  • Sau đó bạn tháo các bulông hoặc ốc vít đang được vít chặt trên máy, rồi giữ chặt nút công tắc.
  • Bạn kéo công tắc cũ ra và thay công tắc mới vào rồi lắp, siết chặt các bu lông hoặc ốc vít để cố định công tắc điều khiển.
  • Cài đặt lại bảng truy cập hoặc bao che chuyển đổi.
  • Cuối cùng bạn kiểm tra xem công tắc mới đã hoạt động được chưa để đảm bảo an toàn khi vận hành.

Thay đĩa mài, bánh xe hoặc đai

Máy mài sau một thời gian sử dụng thường cần thay thế đĩa mài, bánh xe, hoặc dây đai để bảo đảm sự an toàn khi vận hành máy.

 

  • Bước 1: Bạn mở bảng điều khiển truy cập rồi để chúng vào bánh xe hoặc đai.
  • Bước 2: Nới lỏng bu lông hoặc ốc vít đang được vít chặt trên máy. Lưu ý rằng đối với đai, với thao tác này bạn chỉ cần nới lỏng một bánh xe hoặc căng là được. Còn đối với bánh xe và miếng đệm, bạn sẽ nới lỏng một hạt hoặc tháo bánh xe, miếng đệm.
  • Bước 3: Đặt dây đai, bánh xe sang một bên, sau đó lắp bánh xe, miếng đệm hoặc đai vào. Tuy nhiên bạn cần đảo ngược hướng dẫn trong quá trình gỡ các cài đặt của máy, đảm bảo tất cả các bu lông, bộ căng và phụ kiện máy mài cầm tay đều được siết chặt hoàn toàn.
  • Bước 4: Bước cuối cùng đó là đóng bảng truy cập, thay thế những bu lông, đai ốc, hoặc ốc vít đã được loại bỏ để bảo vệ an toàn.

Hiệu chuẩn

Một điều hết sức quan trọng khi bạn sửa chữa máy mài đó chính là điều chỉnh hiệu chuẩn của máy. Khi bạn thực hiện thao tác này bạn cần phải cẩn thận vì đây là thao tác làm việc với cơ chế hoạt động của máy.

Bạn cần đảm bảo không có bất cứ vật dụng nào bị mắc kẹt trong máy, kể cả mạt bụi. Hiệu chuẩn của máy là một quá trình gồm hai bước. Đầu tiên, các bộ phận thường được xử lý trên máy trước đã. Thứ hai, chúng được kiểm tra tính chính xác bằng các thiết bị đo chính xác.

Nếu máy đã hết hiệu chuẩn, bạn hãy điều chỉnh lại chúng. Sau khi điều chỉnh máy, bạn hãy kiểm tra các điều chỉnh mới để xác định độ chính xác của chúng.

Với những thông tin mà chúng tôi vừa mang đến trong bài viết này, bạn đã có thể dễ dàng nắm bắt được các lỗi thường gặp cũng như cách khắc phục với chiếc máy mài của mình. Bên cạnh đó, để sở hữu cho mình chiếc máy mài giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tại các cửa hàng của THB.

Chúng tôi là cửa hàng bán các loại máy mài cầm tay từ các thương hiệu hàng đầu như máy mài Bosch chính hãng, máy mài Makita… Bạn có thể đến mua hàng trực tiếp qua địa chỉ của THB tại Hà Nội và Hồ Chí Minh hoặc gọi tới hotline để được tư vấn, hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0905.255.786